Nội thất ô tô

Tin tức

Ô tô là tài sản hay tiêu sản?

Ô tô là tài sản hay tiêu sản?

Chúng ta vẫn thường nghĩ ô tô là tài sản chứ còn gì nữa? Thế nhưng Robert Kiyosaki đã đưa ra một khái niệm về tài sản khác với khái niệm tài sản thông thường.
Tài sản: là những thứ làm tăng thu nhập. Ví dụ như các bất động sản cho thuê, hàng hóa kinh doanh kiếm lời.
Tiêu sản: là những thứ làm tăng chi phí. Ví dụ như những khoản tín dụng tiêu xài, xe hơi, điện thoại di động đắt tiền…
Theo khái niệm này thì chiếc ô tô cá nhân chính là một tiêu sản. Tại sao ô tô lại là tiêu sản? Bạn mua một chiếc ô tô để dùng cho đi lại, sau đó bạn phải tốn tiền bảo dưỡng, tiền xăng, tiền bảo hiểm… Vậy chiếc ô tô đang “lấy tiền ra khỏi túi bạn”, đó là lý do vì sao Kiyosaki nói rằng nó là một tiêu sản.
Bạn đang làm việc, tích cóp tiền, vay thêm tiền để mua ô tô? Hãy suy nghĩ về điều này.
Đây là một đoạn trích trong cuốn Cha giàu – Cha nghèo. Đoạn trích mô tả về sự khác biệt giữa về nhận thức về tài sản và tiêu sản giữa người cha nghèo – cha đẻ của tác giả, và người cha giàu – cách gọi riêng của tác giả về một người bạn thân của gia đình.
“Những bản kê tài chính cá nhân của cha ruột tôi là minh chứng tốt nhất cho cuộc sống của một con người trong vòng Rat Race. Các chi phí của ông dường như luôn đuổi kịp các thu nhập, không hề cho phép ông đầu tư vào một tài sản nào. Kết quả là số tiêu sản của ông, ví dụ như những món cầm cố hay nợ thẻ tín dụng, còn lớn hơn cả số tài sản. Những bức tranh sau còn có giá trị hơn cả ngàn từ ngữ:


Vong-quay-cua-1-nguoi-ngheo
 

Trái lại, bản kê tài chính cá nhân của người cha giàu lại phản ánh kết quả của một cuộc sống dành cho việc đầu tư và giảm đến mức tối thiểu các tiêu sản:

vong-quay-tien-mat

Xem lại bản kê tài chính của người cha giàu ta sẽ hiểu tại sao người giàu càng ngày càng giàu hơn. Cột tài sản làm phát sinh nhiều thu nhập hơn số cần thiết cho các chi phí, và chúng lại được đem đầu tư lại vào cột tài sản. Cột tài sản sẽ ngày càng phát triển và vì vậy mà số thu nhập sẽ ngày càng nhiều hơn.

Kết quả là người giàu ngày càng giàu hơn.

Những người trung lưu luôn gặp phải những khó khăn tài chính không dứt vì thu nhập chính của họ là tiền lương, và khi tiền lương tăng thì thuế cũng tăng. Mà khi lương tăng thì các chi phí của họ cũng có khuynh hướng gia tăng bằng số tiền dư, vì vậy mà xuất hiện cụm từ “Rat Race”. Họ xem ngôi nhà như một tài sản lớn nhất trong khi nó thực ra là một loại tiêu sản, thay vì phải đầu tư tiền bạc cho những tài sản thật sự có thể tạo ra thu nhập.

Khuôn mẫu của việc xem ngôi nhà như một sự đầu tư và triết lý cho rằng: lương tăng có nghĩa là bạn có thể mua một ngôi nhà lớn hơn, hay tiêu xài nhiều hơn, chính là nền tảng cho một xã hội đầy nợ nần như ngày nay. Quá trình gia tăng chi phí đẩy nhiều gia đình đến những món nợ ngày càng lớn hơn và tình trạng tài chính không chắc chắn hơn, dù rằng có thể họ đang được thăng tiến trong công việc và được trả lương cao hơn mức bình thường.

Bi kịch ở đây là việc thiếu kiến thức tài chính ban đầu đã tạo ra những rủi ro mà giai cấp trung lưu phải đối mặt. Lý do họ muốn được an toàn là vì vị thế tài chính của họ quá mong manh. Bản cân đối thu chi của họ không cân bằng. Chúng chịu gánh nặng quá nhiều tiêu sản mà không có một tài sản thực sự nào làm phát sinh thu nhập cả. Thông thường, nguồn thu nhập duy nhất của họ là tiền lương. Sinh kế của họ phụ thuộc vào các ông chủ.

Mua ô tô là mơ ước của nhiều người. Chiếc xe là thể hiện niềm đam mê và bản lĩnh người đàn ông, vậy nên ai cũng mong muốn chinh phục nó.
Nhưng bạn sẽ là ai và làm gì để chinh phục giấc mơ ấy?

Trích nguồn: Bản dịch Cha giàu Cha nghèo

 

Scroll To Top