Nội thất ô tô

Tin tức

Nguyên nhân ô tô mất lái và cách xử lý tình huống

Nguyên nhân ô tô mất lái và cách xử lý tình huống. 

Khi lái xe, việc mất lái là điều hoàn toàn có thể xảy ra với các tài xế, trong những trường hợp đấy bạn phải thật bình tĩnh giữ chặt lái, nếu không biết cách xử lý thì rủi ra sẽ xảy ra. Vậy, nguyên nhân của việc mất tay lái là gì và phải xử lý tình huống như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả người và xe của bạn?

Mất lái là khi bạn không thể điều khiển xe theo đúng hướng. Việc mất lái xuất phát từ 2 nguyên nhân chính, đó là:
- Thứ nhất, là do lỗi kỹ thuật của xe ( như nổ lốp, một chi tiết nào đó trong hệ thống lái hoặc các bộ phận liên quan bị hỏng hóc, kẹt cứng, hệ thống bánh xe chưa được cân chỉnh chính xác,...)
- Nguyên nhân thứ hai là do lỗi điều khiển xe của người lái ( không làm chủ được rốc độ, không làm chủ được chân ga, chân phanh, vào cua ở tốc độ cao, đi trên những đoạn đường trơn trượt,...)



Vậy, khi xảy ra những tình huống mất lái thì bạn cần phải xử lý như thế nào?
Khi xe mất lái, xe bị văng ra khỏi đường, bạn hãy bình tĩnh giữ chặt lái, không được cố đánh lái để cho xe quay trở lại đường ngay. Đồng thời, nhả ga để xe đi chậm cà không đạp mạnh chân phanh. Chờ khi xe chậm, hãy quan sát kỹ và từ từ đánh lái cho xe trở lại phần đường của mình.

Tuy nhiên, người ta thường nói phòng hơn chống, tốt nhất là các bạn nên chủ động đề phòng những rủi ro xảy ra do mất lái, không nên để nó xảy ra rồi mới tìm cách giải quyết:
- Nên bảo dưỡng định kỳ hệ thống lái và các chi tiết liên quan như: vô lăng, rô - tuyn lái, vòng bi, gioăng cao su, luôn kiểm tra áp suất lốp ( cảm biến áp suất lốp là 1 phụ kiện cần thiết mà các tài xế cần phải trang bị cho xe), căn chỉnh góc đặt bánh xe.
- Khi lái xe, không phóng xanh, vượt ẩu, đi đúng tốc độ, giữ khoảng cách an toàn với các xe lưu thông trên đường. Khi đi qua những địa hình trơn trượt, mưa ướt, phải giảm tốc độ, ít nhất 10% so với tốc độ ngày nắng trên đường thẳng và giảm 20% nếu ôm cua.
- Không nên phanh gấp, kéo pahnh tay khi xe bị trượt bánh, tăng khoảng cách an toàn với xe phía trước.
- Tại những đoạn vào cua, bạn áp dụng cách chém cua hết mức có thể để giảm góc cua. Khi đi đường đồi núi có nhiều khúc cua tay áo thì phải lái xe áp vào bên núi, giảm tốc khi vào cua có bề mặt đường nghiêng về phía ta - luy âm ( phía bên vực )

 
  Việt Anh Auto - chúc các bạn lái xe an toàn!

                                                                                                 
Nguồn: TTTĐ

Scroll To Top