Nội thất ô tô

Tin tức

Kinh nghiệm lái xe đường dài cho người mới (Phần 1)
Lái xe ở Việt Nam luôn được đánh giá có độ mạo hiểm cao hơn các…trò chơi mạo hiểm. Hiểu được điều này Nội thất ô tô Việt Anh xin được chia sẻ những kinh nghiệm cơ bản nhất về lái xe đường dài cho những tài xế mới cũng như những tài xe đã có nhiều kinh nghiệm nhưng đôi khi bỏ qua những điều nhỏ nhặt mà lại rất hữu ích.

  1. Phải tập trung 100% và phán đoán tình huống một cách tỉnh táo
Có cả vạn những tình huống bất ngờ có thể xảy ra khi bạn lưu thông trên đường dài, đặc biệt là ở Việt Nam, ví dụ như :

Người chạy xe máy có thể bất chợt quay đầu. Xe tải mình đang vượt có thể bất thần lấn trái để né một ai đó. Người đi bộ có thể bất chợt nhảy ra từ phía con lươn thiếu quan sát. Một xe ô tô đâm sầm từ đường nhánh đi ra. Một chiếc xe máy không đèn lao xéo trên đường trong đêm...

Đây đều là những tình huống mà có “thánh” thì mới đoán trước được nhưng nếu bạn giữ tỉnh táo khi lái xe thì hoàn toàn có thể giảm thiểu sự cố xuống mức thấp nhất, thậm chí là tránh được tai nạn.
Nhiều người có tâm lý rất khó hiểu đó là tôi đi đúng, đúng làn , đúng tốc độ, đúng biển báo, đứa nào đi sai thì tôi mặc kệ, tụi nó phải trả giá vì chúng nó sai. Điều này quả thực ấu trĩ vô cùng, đúng là có thể họ sẽ phải trả giá nhưng đôi khi người trả giá thay lại là …bạn. Vì vậy đừng quá cứng nhắc, hãy giữ sự an toàn có chính bản thân mình trước đã.
  1.  Vượt và để người khác vượt:

    Khi vượt một xe 4 bánh khác, các bác nhớ liếc nhanh kính chiếu hậu để biết xem có xe nào phía sau mình cũng đang cố vượt mình hay không. Chứ nếu mình đánh lái qua trái mà gặp nó đang vượt (ẩu) mình thì mình tiêu!

    16e3f-camry-atara-blind-spot-monitor-940x529. 

    Hãy nhớ, bật xi nhan rồi mới vượt, và sau khi bật xi nhan phải đợi tín hiệu từ xe phía trước rằng họ đã biết bạn vượt thì mới vượt, đợi ít nhất 5s là đủ thời gian để xe phía trước nhận được tín hiệu.
 
Trước khi vượt, ban ngày thì bấm kèn 1 hoặc 2 phát. Ban đêm thì nhá đèn 2 phát. Lịch sự còi xe hay không em không cần biết. Chứ xe ô tô/tải/xe khách ở VN hay né ổ gà, né xe máy cứ thế là ép qua trái. Lỡ xui mình đang vượt nó không biết nó lấn trái một phát thì mình né dúi dụi có khi còn không kịp. Giữa An toàn và lịch sự thì an toàn quan trọng hơn các bác à.

Tôi có quen biết nhiều lái xe, xe tải có, xe khách có, xe con thì không kể, và nhiều người trong số họ có tâm lý rất ghét khi bị vượt mà đặc biệt là vượt mà lại không xin phép, có người thậm chí còn… vượt lại bằng được. Vì vậy hãy lịch sự , đừng làm người khác bực mình và gặp nguy hiểm vì sự vô ý của mình.

Nhưng khi có người khác muốn vượt mình, cũng hãy lịch sự và cẩn thận. Quan sát bên phải qua gương chiếu hậu, xem có xe nào đang muốn vượt mình hay không hoặc có xe nào ở bên phải hông xe mình hay không, nếu không có hãy bật xi nhan phải, rà phanh, từ từ tránh qua cho xe bên trái vượt lên, mọi người đừng nghĩ như thế là rườm rà, như vậy người ta gọi là “ Cẩn tắc vô áy náy”.
 
  1. Né xe ngược chiều chạy lấn trái để vượt
Điều này diễn ra rất thường xuyên trên các cung đường của Việt Nam chúng ta, và tác giả của hầu hết các pha “hành động” điên rồ này là các bác xe khách đặc biệt trên các con đường không có con lươn ở giữa. Bạn có thể bực mình , có thể kéo kính rồi chửi chúng nó, nhưng chả giải quyết được gì cả.
Vì vậy hãy giữ bình tĩnh, đừng cố nháy đèn hay bấm còi, vì nếu họ đều là tay lão làng rồi, họ biết bạn sẽ làm như vậy nhưng họ vẫn cứ vượt lấn làn chứng tỏ rằng họ không quan tâm đến “cảm xúc” của bạn.
Các bước như sau, xi nhan phải -> liếc nhanh chiếu hậu phải đồng thời quan sát hông phải của xe mình -> không có ai thì đánh lái sang phải và dừng lại -> đợi nó vượt xong rồi ta đi tiếp. Nếu có xe đang đến từ bên phải của xe mình thì ta cũng đi chậm lại, nhường cho xe đó lên trước rồi ta từ từ đỗ vào lề phải. Đừng ngoan cố, và thể hiện “trình độ” gì cả, “An toàn là bạn”.
  1. Tăng tốc và giảm tốc
Cái này mọi người thường nghĩ ai cũng biết, nhưng thật ra là không phải…
 
Khi nào thì tăng tốc? Tăng tốc khi các bác thấy trước mặt vắng người ít dân cư. Bên trái các bác hoặc không có con lươn hoặc có nhưng có thể nhìn rõ có là không có bóng ma (người) nào núp trong con lươn. Bên phải các bác lề đường tầm nhìn thoáng không bị cây cối nhà cửa che khuất. Lúc đó là lúc để tăng tốc, chứ cứ cẩn thận mãi, chậm mãi thì biết khi nào mới về được tới nhà? Theo em, tầm nhìn thoáng thì nếu xe các bác cảm giác lái tốt và đầm chắc, chạy lố tốc độ tối đa từ 5 tới 10kmh không phải là tội ác gì quá to lớn.

Khi nào thì chậm lại? Khi nào thấy khu vực xung quanh đông dân. Không cần phải có bảng báo hiệu khu đông dân cư, các bác vẫn cần đi chậm lại. Khu đông dân cư rắc rối lắm các bác ạ, xe máy bẻ lái tứ tung, người dân băng đường, con chó phát hiện cục xương, em bé lượm trái banh v.v... Đừng cứ lý luận đây không phải khu đông dân cư vì không có biển báo, tông phải ai đó rồi thì sự phiền phức và trả giá sẽ lớn hơn nhiều so với cái 5 hay 10kmh nhanh hơn đó.
Khi nào đi chậm lại? Khi thấy có cái bảng vẽ hình có đường cắt ngang. Lúc đó hoặc không đạp ga nữa, hoặc đang chạy rất nhanh thì rà thắng. Đừng sợ tốn nhiên liệu vì rà thắng, đụng phải ai đó sẽ tốn nhiều hơn rất nhiều. Khu quốc lộ 1 mà thấy bảng báo đường cắt ngang còn có thể bình thản, cứ các đường tỉnh lộ vắng vẻ thì nhất thiết phải chậm lại. Dân ở những nơi vắng vẻ sẽ băng ngang đường lớn không thèm nhìn đâu. Họ chủ quan, nhưng ta cùng trả giá. Defensive driving thôi.

Nó là cái biển này nè:

10_7d383. 

Có thể các bác thắng cả ngàn lần khi gặp những bảng báo giao cắt mà thấy vẫn chả ai băng ngang, các bác sẽ nghĩ em xúi bậy rồi các bác chẳng rà thắng nữa. Nhưng nghĩ kỹ đi các bác, cả cuộc đời các bác chỉ cần 1 trong 10000 lần đó có 1 thằng dại dột phóng xe băng ngang đường thôi thì đời các bác tàn. Nên, đừng coi thường những cái bảng báo đường nhỏ cắt ngang.

Đối với các bảng báo hiệu đường nhỏ thông ra đường lớn (không cắt ngang) thì các bác có thể yên tâm khỏi giảm ga rà thắng. Nhưng nếu đường đó thông ra từ bên phải thì các bác lấn trái tí cho chắc ăn.

Đó là biển này:

bien-bao-nguy-hiem-207c. 

Edit: Có một trường hợp khác nữa mà ta cũng cần giảm tốc, là khi đường hẹp và có một xe khách cùng chiều đang đậu bên lề để đón/trả khách hay để cho khách đi "lái". Chiếc xe khách to lớn sẽ che khuất tầm nhìn và đôi khi có một em hotgirl nào đó muốn băng qua đường từ phía đầu xe khách. Các bác cần đi chậm lại và lấn trái một chút để né xa cái xe khách đó ra nếu các bác không muốn cưới em về và lo cho em suốt đời.
  1. Vượt xe máy cùng chiều

    Nếu vượt xe máy cùng chiều và có xe 4 bánh ngược chiều. Tức là các bác sẽ bị ép cả 2 bên trái phải thì...

    Untitled. 

    Cái này phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng “nhìn” của các bác. Nếu đường rộng thênh thang, xe máy bên phải, ô tô ngược chiều bên trái mà ở giữa vẫn còn mênh mông đường thì bạn có thể tự tin đi vào bình thường. Nhưng nếu khoảng cách hẹp mà bạn lại không chắc là xe mình có vừa hay không thì tốt nhất nên đợi xe đi ngược chiều đi qua đã, rồi hẵng vượt xe máy cùng chiều.
 
  1. Gặp chỗ quay đầu, hay nơi con lươn bị đứt

    Quốc lộ 1 đã sửa mới, giờ giống quốc lộ 51 đi Vũng Tàu. Có con lươn ở giữa lâu lâu con lươn đứt đoạn để người ta băng qua.

    Mam-nhom-1425457536_660x0. 

    Khi tới khúc đứt này có nhiều khả năng nguy hiểm xảy ra. Hoặc người từ phía con lươn băng phải hoặc người chiều đối diện quay đầu hoặc xe máy cùng chiều băng trái ra giữa đường.

    Tình huống nào cũng chết chóc. Vì vậy nếu thấy đông vui thì các bác cứ đạp thắng để đi chậm qua khỏi khúc đó. Nếu không có ai cả trái lẫn phải thì không cần đạp thắng chỉ cần thả chân ga ra, liếc kiếng hậu rồi lấn phải đôi chút. Vì đôi khi có những bóng ma núp sau con lươn âm thầm mai phục ta...
 
  1. Con lươn là nguyên một hàng cây rậm rạp, hoặc con lươn rất cao chẳng thấy gì bên kia, hoặc con lươn thấp nhưng đó là một đêm tối trời không đèn

    phan cach. 
 
Cái này có lẽ các ae lái xe đều hiểu được phần nào rồi. Dù lại nội thành hay ngoại thành thì luôn có những thanh niên cởi trần, không đội mũ, đi rất nhanh và đặc biệt là ngược chiều nhưng lại có sở thích đi bám con lươn, rất khó hiểu. Vì vậy , mọi người nên đi cách ra một khoảng an toàn, quan sát kĩ và tập trung đề phòng trường hợp bất trắc.
 
  1. Vượt ở đường cong

    Cong sang phải. Tuyệt đối, tuyệt đối, tuyệt đối, tuyệt đối... Không vượt. Trừ khi bác nào làm ăn thất bại muốn rời bỏ thế giới này.

    Cong sang trái. Nếu cong ít không gắt, tầm nhìn xa, thì vượt OK.
     
  2. Vào cua khi trên đèo

    Đường đèo thường rất hẹp và cua gắt. Nhưng một số tài xế vì không nắm rõ quy tắc an toàn hay vì ẩu. Ở những khúc cua như vậy thường chạy quá nhanh dẫn đến cảm giác nguy hiểm khi bẻ lái. Để giảm cảm giác nguy hiểm này, họ lấn sang bên làn đường đối diện để vòng cua ít gắt hơn một tí. Điều này thường gặp khi họ cua trái.

    Xe máy thì còn tệ hơn xe 4 bánh, một số người còn chạy hoàn toàn sang làn đường đối diện. Đặc biệt là những người sống ở nơi hẻo lánh cũng như hội phượt thủ.

    Vì vậy để đảm bảo an toàn khi đối mặt với những tài xế như vậy, các bác cần phải bóp còi trước khi vào cua. Tầm nhìn càng hạn chế càng phải bóp còi. Hy vọng họ sẽ nghe và giữ đúng làn của mình.

    Và đương nhiên là các bác phải đi đúng phần đường của mình. Em nhắc lại: giữ đúng phần đường của mình và không lấn trái. Nếu tốc độ cao khiến cua gắt cảm giác nguy hiểm thì rà thắng để chậm lại. Nhất thiết không được lấn sang làn đối diện để giảm thiểu cảm giác đáng sợ. Đường càng hẹp, cua càng gắt càng cần giữ đúng phần đường. Không được cán lên vạch giữa. Không có gì hay ho trong việc phóng nhanh tới khúc cua rồi lấn qua phần đường đối diện để bẻ lái. Đó không phải là kỹ năng lái hay dũng cảm, đó chỉ là sự thích thể hiện và liều mạng.

    Chẳng hạn như cua khuất tầm nhìn như thế này đây thì không được lấn trái:

    Untitled. 

    Trong trường hợp nào các bác có thể bẻ cua nhanh đôi chút để thoả mãn cảm giác lái? Đương nhiên là khi tầm nhìn thoáng rồi!
 
  1. Chạy đường trời mưa hay đường ướt

    Đường mưa thì phải giảm tốc, ít nhất 10kmh ít hơn so với tốc độ tối đa. Vì nếu không giảm tốc, khi gặp sự cố bất ngờ, cần đánh lái tránh hay thắng gấp, xe chạy quá nhanh sẽ trượt nước. Đặc biệt là những xe nhỏ như Morning hoặc những xe có trọng tải lớn như xe công. Một khi trượt nước rồi xe sẽ không điều khiển được nữa nó sẽ lướt đi đâu nó lướt. Lúc đó thì các bác xác định rồi nhé...

    Thường thì cao tốc trời mưa hay đường ướt nên chạy 80, quốc lộ tối đa 60, tỉnh lộ tối đa 50.

    Các bác có kinh nghiệm một chút rồi thì có lẽ sẽ hiểu rõ điều này.
     
 
  1. Đi ban đêm

    Ban đêm, các bác cần giảm tốc độ tối đa tương tự trời mưa đường ướt. Đơn giản là vì tầm nhìn kém, dân đi xe máy ngoài đường quê hay bị hư đèn hậu hay đèn trước. Họ trở thành những bóng ma bất ngờ xuất hiện gây nguy hiểm cho ta. Và nguy hiểm gấp bội khi các xe đối diện vô ý thức pha đèn vào mặt ta chói loà không thể thấy gì, và bỗng dưng bùm ta tông phải xe máy không đèn cùng chiều.

    Vì thế ta cần giảm tốc khi đi ban đêm. Đặc biệt là khi chạng vạng tối càng cần cẩn thận hơn nữa vì lúc đó mắt ta nhìn không rõ mà đường tan tầm lại đông người.

    Còn việc chiến đấu với mấy thằng ngược chiều pha đèn vào mặt mình thì các bác cứ nhịn chúng nó đi. Các bác không thể thay đổi được sự bất lịch sự của hàng trăm ngàn tài xế cả nước đâu. Nhưng các bác có thể thay đổi chính mình làm người lịch sự. Cứ chuẩn men mà làm: không có xe ô tô đối diện thì pha, có xe đối diện thì hạ đèn xuống cốt. Với xe máy, nếu đường hẹp, nhỏ thì hạ cốt để tránh rọi đèn vào mặt họ, nếu đường rộng, thì khỏi hạ cốt.

    Nếu họ pha vào mặt các bác, đạp thắng chạy chậm lại. Không cần trả thù. Không cần pha lại vì pha lại cũng chẳng giúp các bác thấy rõ hơn bao nhiêu. Nếu cần nhắc nhở họ thì nhá đèn 1 cái nhanh, chỉ 1 cái thôi. Nhá nhiều nhá lâu còn đáng sợ hơn cả việc pha trả thù vào mặt họ.

    Ngay cả đối với đường có lươn giữa cũng thế. Cụp xuống cốt khi có xe đối diện, trừ khi con lươn quá cao che hết ánh sáng ngược chiều thì pha vẫn ok.

    Đối với xe máy lấn đường ngược chiều và chạy sát con lươn thì cũng chỉ nhá đèn 1 cái và chỉ 1 thôi rồi lách tránh họ. Tránh voi chả xấu mặt nào, mà đây là voi điên ban đêm càng nên tránh hơn.
     
  2. Vấn đề ý thức an toàn.

    Vấn đề này thì mọi người lướt Facebook hay các trang web và mạng xã hội khác thì có lẽ đã nhìn đủ các loại Video rồi. Nói thêm nữa có khi lại thừa nhưng vẫn phải nói.
Phải đeo dây an toàn , bắt buộc, cơ chế hoạt động của túi khí là bạn phải đeo dây an toàn, khi có tai nạn người tài xế đổ người về phía trước đồng thời dây an toàn kéo bị kéo ra ở một mức cụ thể thì túi khí mới mở. Vì vậy , không đeo dây thì túi khí không mở, Phải đeo dây an toàn.

Bài viết có tham khảo từ những trang web trên mạng.


Nội thất ô tô Việt Anh chuyên cung cấp các đồ chơi cho xe như:  DVD Androi Fuji theo xe ViosDVD Androi Fuji theo xe CamryDVD Tesla Fuji theo xe Land Cruiser,  DVD Tesla Fuji theo xe Kia K5DVD Tesla Fuji theo xe Hyundai Elantra,...

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng, mình sẽ làm hài lòng tất cả những khách hàng khó tính nhất. Hãy đến với chúng tôi, bạn sẽ cảm nhận được điều đó!
 
Website: noithatotovietanh.com
Hotline: 0926.11.5555
Hệ thống showroom trên toàn quốc
Địa chỉ 1: Số 28 Nhân Mỹ, Mỹ Đình, Hà Nội (Sau cung thể thao dưới nước) - 092 333 2222
Địa chỉ 2: Số 10 Trung Yên 10A, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội - 088 655 3333
Địa chỉ 3: Số 15 ngõ 15, phố Bằng Liệt, phường Hoàng Mai, Hà Nội - 0926 55 4444
Địa chỉ 4: Số 2821 đại lộ Hùng vương, phường Vân Cơ, Việt Trì, Phú Thọ - 0923 555 222
Địa chỉ 5: Số 107 đường Xã Tắc, P. Tân Quang, TP Tuyên Quang - 097 613 0888

Địa chỉ 6: Số 194 - Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội - 0904 8888 79
Địa chỉ 7: số 178 - đường Hà Huy Tập - Thành phố Hà Tĩnh  -09.666.74.555
Việt Anh Auto - Phục vụ tận tâm - Thành công bền vững

Scroll To Top