Nội thất ô tô

Video

BẢO DƯỠNG XE Ô TÔ TẠI NHÀ
Việc bảo dưỡng ô tô là điều quan trọng và phải làm định kỳ, ngoài việc bảo dưỡng xe tại các garage ô tô thì bạn có thể tự kiểm tra xe và bảo dưỡng xe ô tô tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội.Các bước bảo dưỡng xe ô tô trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về quy trình bảo dưỡng ô tô, giúp bạn dễ dàng kiểm tra khi sử dụng dịch vụ chăm sóc xe của các trung tâm.

1.  Bảo dưỡng khoang động cơ

kiem tra bao duong khoang dong co

Khiểm tra và bảo dưỡng khoang động cơ

Đây là trái tim của một chiếc ô tô, bởi vậy việc kiểm tra và vệ sinh khoang động cơ, kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống thường xuyên là bắt buộc. Thông thường khoang động cơ hay bị rò rỉ dầu nhớt hay chuột cắn phá nên bạn chú ý kiểm tra 2 điều này nhé.

Tiếp theo là vệ sinh khoang máy, làm sạch các chi tiết cơ khí, rơ le cầu chì để đảm bảo an toàn, tóm lại các chi tiết bên trong như máy phát, máy khởi động, hệ thống điện đèn pha, đèn sương mù, bình ắc-quy… đều phải trong tình trạng tốt.

2.  Nước làm mát động cơ

Nước làm mát là một phần quan trọng để duy trì sự hoạt động trơn tru cho động cơ, bởi khi hoạt động thì động cơ tỏa nhiệt nên cần nước để làm mát nó. Nếu thiếu hụt nước, khi hoạt động xe sẽ bị quá tải nhiệt gây nên hư hại cho động cơ, hỏng hóc máy là không thể tránh khỏi.

Tuy vậy không phải cứ cho nhiều nước làm mát là giải quyết được, bởi nếu nước làm mát có dung tích nhiều quá mức có thể gây hiện tượng trào ra ngoài, nếu lan vào các thiết bị điện có thể làm hư hại máy phát điện, hệ thống đánh lửa, cũng như các thiết bị trong khoang động cơ.

Theo kinh nghiệm của Khang Gia thì mực nước làm mát động cơ nằm ở giữa Full-Low là phù hợp nhất.

3.  Kiểm tra mức dầu phanh

kiem tra bao duong dau phanh

Kiểm tra và thay thế dầu phanh

Dầu trong bình chứa này rất ít khi bị hao hụt, bởi vậy nếu bạn phát hiện dầu bị tụt quá nhanh thì chắc chắn là có vấn đề, có thể là đường dây dẫn hay bình chứa bị rò rỉ.

Ngoài ra khi xe sử dụng lâu (thường là trên 2 năm) thì dầu sẽ bị đục và bạn cũng phải thay dầu mới để tránh tình trạng áp lực dầu phanh không đủ, phanh không ăn hay không đồng đều gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.

4.  Bảo dưỡng hệ thống phanh

Đây là hệ thống quyết định đến an toàn tính mạng của bạn khi tham gia giao thông nên việc kiểm tra nó thường xuyên là cần thiết.

Việc kiểm tra cũng rất đơn giản khi bạn có thể quan sát bằng mắt, hoặc trong khi sử dụng. Nếu khi di chuyển mà má phanh phát ra tiếng kêu khó chịu, bị lệch tay lái khi sử dụng phanh… là phanh có vấn đề rồi đấy.

Đầu tiên cần xem xét xem má phanh đã mòn hay chưa, sau đó kiểm tra bộ phận tiếp xúc với nó là củ phanh, nếu 1 trong 2 bị mòn thì phải ra ngay trung tâm bảo hành để thay thế.

5.  Dầu bôi trơn động cơ

Động cơ hoạt động trơn tru hay không là ở dầu, bởi vậy để bộ máy của xe hoạt động tốt bạn phải thay dầu động cơ định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Dầu bôi trơn động cơ

Dầu bôi trơn động cơ

6.  Bảo trì dầu trợ lực lái (nếu có)

Có những mẫu xe dùng hệ thống trợ lực lái dầu, hệ thống này đóng vai trò dẫn hướng nên bạn phải kiểm tra mức dầu thường xuyên. Nếu hao hụt dầu thì áp lực có thể giảm gây ra tình trạng khó đánh lái và nặng tay.

Một số dòng xe sử dụng dầu trợ lực lái cùng với dầu hộp số tự động (ATF), nên việc bảo dưỡng ô tô ngay tại nhà sẽ dễ dàng hơn.

7.  Kiểm tra ắc-quy

kiem tra bao duong ac quy

Kiểm tra và bảo dưỡng ắc quy

Đồng hồ đo điện (VOM) là một thiết bị được nhiều tài xế sử dụng nhằm kiểm tra tình trạng điện trên xe bao gồm tình trạng máy phát, ắc quy…

Đo tình trạng ắc-quy theo quy chuẩn sau:

  1. Đo ắc-quy không tải: là đo ắc-quy khi động cơ không hoạt động, đo trực tiếp trên cọc bình ắc-quy, bình ắc-quy tốt sẽ cho thông số 12.4 (V).
  2. Đo ắc-quy toàn tải: tức là đo ắc-quy khi động cơ đang hoạt động. Lúc này, chúng ta đo trực tiếp trên bình ắc-quy, nhưng thực chất kiểm tra hoạt động của máy phát có tốt không. Ở bước này có 2 dạng:

Dạng thứ nhất: Đo ắc-quy khi động cơ hoạt động ở chế độ cầm chừng (không đạp ga). Khi đó, nếu ắc-quy cho thông số 13.9 (V), tức máy phát hoạt động bình thường, các chi tiết buli hoạt động đồng tốc với nhau. Nếu thấp hơn thông số trên, thì hãy sửa chữa khắc phục sớm nhất, tránh tình trạng làm hư hại ắc-quy.

Dạng thứ hai: Đo ắc-quy khi động cơ hoạt động ở chế độ toàn tải (đạp ga mạnh và giữ chân ga). Nếu đồng hồ hiển thị 14.2 (V), tức là tiết chế trong máy phát vẫn hoạt động tốt, dòng điện nạp vào ắc-quy ổn định. Nếu như cho thông số cao hơn, chúng ta không nên để tình trạng này kéo dài quá lâu, sẽ gây ra hiện tượng phù bình, ắc-quy sẽ bị hư hỏng ngay.

8.  Đèn chiếu sáng, xi-nhan

Vào ban đêm, hệ thống đèn chiếu sáng vô cùng quan trọng, bởi vậy bạn hãy đảm bảo hệ thống đèn, đèn xinhan, tóm lại là tất cả các loại đèn trên xe phải luôn trong tình trạng tốt, không bị mờ và sẵn sàng hoạt động.

9.  Bảo dưỡng lốp

Kiểm tra độ mòn: kiểm tra lốp có mòn hay không có thể thực hiện bằng mắt thường, khi thấy các răng chống trượt của lốp đã bị mài mòn hết thì bạn nên thay lốp để đảm bảo an toàn khi di chuyển, đặc biệt là khi phanh gấp.

Áp suất lốp: Bạn phải thường xuyên kiểm tra áp suất lốp xem có đáp ứng được tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra, đặc biệt là sau khi di chuyển một chặng đường dài.

Bảo dưỡng lốp ô tô

Bảo dưỡng lốp ô tô

10.  Rửa xe

rua xe thuong xuyen

Rửa xe thường xuyên

Khi di chuyển dưới nắng nóng, mưa bụi thì thân xe rất dễ bị ăn mòn bởi nước mưa, kể cả các thiết bị cơ khí hay gầm xe… bởi vậy sử dụng dịch vụ rửa xe thường xuyên cũng là một cách duy trì độ bền cho xe.

Nếu bạn có thể tự mua máy rửa xe gia đình thì việc rửa xe tại nhà cũng khá đơn giản. Tuy nhiên tốt nhất bạn nên mang ra tiệm để được phục vụ với dịch vụ tốt nhất.

11.  Vệ sinh nội thất

Cuối cùng là vệ sinh nội thất, việc rác bẩn, vụn thức ăn, mùi mồ hôi ám lại bên trong xe thực sự rất khó chịu, bởi vậy vệ sinh nội thất ô tô thường xuyên cũng là một điều cần làm.

Các dịch vụ vệ sinh nội thất ô tô hiện nay có thể hỗ trợ bạn tất tần tật từ hút bụi bẩn bám vào ghế da, đồng hồ taplo, khoang để chân… đến khử mùi hôi trong xe.

Vệ sinh nội thất
Vệ sinh nội thất


Scroll To Top